Cach tinh ty le may in 5 mau

Đây là tỷ lệ hoạt động thực tế của máy in 5 màu trong một ngày (24h)

Cách tính tỷ lệ máy in 5 màu sẽ dựa trên các comment của các nhân viên trong phòng máy 5 màu như: Trung, Thụy, Đức, Trường.

  1. Mỗi ngày sẽ có 4 ca => mỗi ca sẽ có 6 giờ
  2. Thời gian bắt đầu in và thời gian kết thúc in là khoảng thời gian máy hoạt động ( các bạn đứng in)
  3. Số giờ thực tế sx là số giờ máy hoạt động :
    Vd: Ca 1: Bắt đầu in là 7h15 ; kết thúc in là  11h
    => Số giờ thực tế máy hoạt động là  3giờ 45 phút,
    * Vì 1h = 60 phút nên  45 phút sẽ bằng 0.75 h ( =45/60)
    => 3 giờ 45 phút = 3.75 giờ
  4. Bắt đầu máy ngưng và kết thúc máy ngưng là khoảng thời gian mà các bạn không in mà làm các công việc khác như: rửa lô, thay màu, vệ sinh , vỗ bài…
  5. Số giờ thực tế máy ngưng là thời gian mà máy không hoạt động .
    VD: Ca 1: thới gian rửa lô thay màu là: 6h đến 7h; thời gian vỗ bài là: 7h đến 7h45 => thời gian máy ngưng là 6h đến 7h 45 = 1h45 phút = 1.75h
  6. Tỷ lệ thực tế sản xuất là tỷ lệ hoạt động của máy trong một ca làm việc được tính như sau:
    tỷ lệ thực tế sx = số giờ thực tế sản xuất/số giờ nhân viên làm việc(6giờ) x 100%
    VD
    : Số giờ thực tế sx là 4.5h => tỷ lệ thực tế sx = 4.5/6×100% =75%
  7. Tỷ lệ bình quân sx thực tế máy 5 màu là tỷ lệ máy hoạt động trong một ngày được tính như sau:
    Tỷ lệ bình quân sx thực tế = tổng tỷ lệ thực tế sx / 4 (4 ca làm việc)
    VD:
    Ngày 12/07/2008
    Tỷ lệ sx thực tế :
    -Ca 1 là: 38%
    -Ca 2 là : 73%
    -Ca 3 là: 40 %
    -Ca 4 là : 83%
    => Tỷ lệ bình quân sx thực tế = (38%+73%+40%+83%)/4 =59%

*Các bạn hãy viết comment thật đầy đủ và chính xác để người tính có thể làm việc dễ dàng

*Có vấn đề gì không hiểu xin liên hệ với Nhựt hoặc Chú Đức

Người soạn: Kam Kim  Nhựt

Bài này đã được đăng trong KKNhat, Phòng 5mầu, Sản xuất. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Có 2 bình luận về Cach tinh ty le may in 5 mau

  1. ducdo nói:

    Cảm ơn Nhựt đã viết bài này. Rất tốt.
    Các bạn đứng máy: Day là cách làm việc khoa học hơn để chúng ta cùng học hỏi qui trình làm việc của công ty. Các bạn cần học hỏi để tổ chức việc làm của chính mình hiệu quả hơn bằng cách giảm tối thiểu thời gian máy ngưng không sản xuất. BGD sẽ học hỏi khi nào thì chúng ta đã tận dụng tối đa thời gian của máy và sẽ phải ra kế hoặch đầu tư thêm máy. Khi bạn rửa lô hoặc rửa máy hoặc in hàng khó hoặc thay nhiều mặt hàng hay cúp điện thì tỷ lệ bạn sẽ thấp hơn thường. Tỷ lệ thấp và lý do chính đáng thì bạn vẫn đạt điểm cao.
    Nhựt thiết kế thêm tỷ lệ cho các bạn thực hành máy bế.

  2. KKNhat nói:

    *Cách tính số m2 in bình quân trong 1 ca:
    1. Diện tích thành phẩm ( 1sp hay 1 bộ)
    -Nếu là 1 sp
    Diện tích (DT) thành phẩm = Chiều dài(CD) khổ in thành phẩm x Chiều rộng(CR) khổ in thành phẩm
    -Nếu là một bộ
    DT thành phẩm = (CD khổ in thành phẩm 1 x CR khổ in thành phẩm 1) + (CD khổ in thành phẩm 2 x CR khổ in thành phẩm 2)
    VD: Nhãn QSH- Sữa tắm trắng da Sovr 350ml
    Chiều dài khổ in thành phẩm: Nhãn trước: 57.5mm ; nhãn sau:52.2mm
    Chiều rộng khổ in thành phẩm: Nhãn trước:132.7mm; nhãn sau 132.7mm
    => DT thành phẩm = (57.5×132.7) + (52.2×132.7)=14557 mm2
    Mà 1000000 mm2 = 1 m2 => 14557 mm2 =0.014557 m2
    2. DT in trong một ca:
    DT = Số lượng hàng in x DT Thành phẩm
    VD: Nhãn QSH- Sữa tắm trắng da Sovr 350ml
    Số lượng in là 1000 b/bộ
    => DT in = 1000 x 0.014557=14.557 m2
    3. DT bình quân trong một ca:
    DT bình quân = Tổng DT in trong một ngày/ 4 (4ca)

Trả lời