I.Thời gian làm việc: 48 giờ/tuần (8 giờ/ngày từ thứ 2 -> thứ 7)
1. Giờ hành chính:
- Sáng: 8h – 12h
- Chiều: 13h – 17h.
2. Giờ đi theo ca:
- Ca 1: 6h – 12h
- Ca 2: 12h – 18h
- Ca 3: 18h – 24h.
Ca chia 6 giờ nhằm mục đích:
- Nhân viên có giờ chuẩn bị trước khi vào máy.
- Thời gian đứng máy được giảm để nhân viên có thời gian chuẩn bị, học hỏi, làm các việc cần thiết khác.
- Giúp đỡ đồng đội.
- II. Thời gian nghỉ ngơi:
1. Nhân viên được nghỉ làm việc và được hưởng nguyên lương những ngày sau đây:
– Tết dương lịch: một ngày (ngày 01/01 dương lịch).
– Tết âm lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch).
– Giỗ Tổ Hùng Vương: một ngày (ngày 10/03 âm lịch)
– Ngày Chiến thắng: một ngày (ngày 30/04 dương lịch).
– Ngày Quốc tế lao động: một ngày (ngày 01/05 dương lịch).
– Ngày Quốc khánh: một ngày (ngày 02/09 dương lịch).
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần của công ty (Chủ nhật) thì nhân viên được nghỉ bù.
2. Các trường hợp nghỉ việc riêng vẫn hưởng nguyên lương:
– Bản thân nhân viên kết hôn: được nghỉ 03 ngày.
– Con cái nhân viên kết hôn: được nghỉ 01 ngày.
– Bố mẹ (bên vợ, bên chồng) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: được nghỉ 03 ngày.
Trường hợp được chấp thuận nghỉ quá ngày tiên chuẩn trên thì được tính là nghỉ không lương.
3. Nghỉ phép năm:
Nhân viên có 12 tháng làm việc tại cty thì được nghỉ phép 12 ngày hàng năm, hưởng nguyên lương.
Nếu trong 1 năm chưa nghỉ hết 12 ngày phép: thì số ngày phép chưa nghỉ sẽ được thanh toán bằng tiền vào tháng 03 năm kế tiếp.
Nếu trong 1 năm nghỉ quá 12 ngày phép: thì số ngày đã nghỉ quá phép sẽ được tính là nghỉ không lương. Số tiền này sẽ được tổng kết và trừ vào bao thư 1 của tháng 03 năm kế tiếp.
Các trường hợp nghỉ việc khi chưa kết thúc năm dương lịch, thì số ngày phép chưa nghỉ và nghỉ quá phép sẽ được tính theo tỷ lệ thời gian đã làm việc và được thanh toán khi giải quyết nghỉ việc.
Trường hợp làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày được nghỉ phép được chia theo tỷ lệ tương ứng với thời gian đã làm việc.
Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc tại cty cứ 05 năm được nghỉ phép thêm 01 ngày.
4. Nghỉ ốm:
- Trường hợp nghỉ ốm nằm viện, nhân viên nộp cho cty:
– Đơn xin nghỉ phép (theo mẫu).
– Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH.
– Giấy ra viện (nếu có).
Thời gian nghỉ này BHXH sẽ trả lương theo chế độ, cty không trả lương.
Nếu thời gian bệnh viên yêu cầu nghỉ mà nhân viên vẫn đi làm thì vẫn hưởng lương của BHXH thanh toán và lương của cty chi trả (thỏa thuận theo từng trường hợp bệnh cụ thể). Trường hợp này phải có sự đồng ý của Giám đốc hoặc TL.Giám đốc.
Số ngày nghỉ trong thời gian này không tính vào phép năm.
- Trường hợp nghỉ ốm không có các chứng từ trên: tính vào ngày nghỉ phép năm.
5. Cách xin nghỉ phép:
Mẫu đơn xin nghỉ phép: liên hệ văn phòng để lấy mẫu.
Nhân viên xin nghỉ phép điền đầy đủ các thông tin trong đơn rồi gửi văn phòng xác nhận số ngày nghỉ. Văn phòng xác nhận số ngày xong đưa cho quản lý trực tiếp của cá nhân đó.
Quản lý trực tiếp ghi ý kiến, ký tên sau đó chuyển cho Giám đốc (hoặc TL.Giám đốc).
Giám đốc ( hoặc TL.Giám đốc) ký chấn nhận hoặc không chấp nhận đơn này và chuyển lại cho văn phòng lưu hồ sơ. Văn phòng có trách nhiệm thông báo cho Quản lý trực tiếp biết kết quả của đơn.
Quản lý trực tiếp thông báo cho nhân viên của mình biết kết quả xử lý đơn xin nghỉ phép.
Đơn xin nghỉ phép phải được gửi lên văn phòng trước thời gian nghỉ chậm nhất là:
- Nghỉ nửa ngày : trước 3 tiếng.
- Nghỉ 1 ngày : trước 1 ngày.
- Nghỉ quá 1 ngày : trước 2 ngày.
Trường hợp nghỉ đột xuất (bệnh,….): gọi điện thoại xin phép quản lý trực tiếp và bổ sung đơn xin nghỉ phép ngay khi trở lại làm việc. Đơn xin nghỉ phép bổ sung phải được nộp lên văn phòng chậm nhất là 24 giờ tính từ lúc quay trở lại làm việc. Các đơn bổ sung nộp sau thời gian này đều được tính là không phép.
Quản lý trực tiếp có trách nhiệm thông báo lại cho văn phòng về việc nghỉ đột xuất của nhân viên mình.
Trường hợp nghỉ kết hợp (trước và sau các ngày lễ, Tết): Giám đốc trực tiếp xem xét giải quyết và sẽ ưu tiên giải quyết những đơn xin nghỉ phép nộp trước.
6.Các quy định khác:
Không được mang các vật dụng dễ gây cháy nổ vào cty.
Tuyệt đối không được đốt lửa, đun nấu hoặc thực hiện các hành vi gây cháy nổ trong cty.
Không được hút thuốc trong cty, trừ nơi đã được quy định được phép hút thuốc là ghế đá dưới sân và ghế đá hành lang phòng 5 màu.
Không được làm việc riêng trong giờ làm việc.
Trước khi ra về, nhân viên phải tắt các thiết bị dùng điện, người ra khỏi phòng làm việc cuối cùng phải khóa tất cả các cửa.
Khách đến làm việc phải đón tiếp đúng nơi qui định. Nhân viên không được tự ý hướng dẫn khách đi tham quan hoặc tự ý cho khách quay phim, chụp hình.
Các hình thức xử lý vi phạm nội quy
STT |
Hành vi |
Hình thức xử lý |
01 |
Vào trễ giờ làm việc | Trễ 15phút đầu phạt 50.000đ / lần.Trễ từ phút thứ 16 trở đi nếu :+ có xin phép quản lý: phạt 100.000đ /lần.
+ không xin phép quản lý: tính là nghỉ không phép. Trong một tháng trễ sau lần thứ 3 trở đi sẽ ký biên bản. |
02 |
Vào trễ giờ làm thêm | Trễ 10 phút đầu phạt 20.000đ / lần, phút thứ 11 trở đi tính là bỏ tăng ca khi có lịch đã xếp. Trong một tháng trễ sau lần thứ 3 trở đi sẽ ký biên bản. |
03 |
Bỏ tăng ca khi có lịch đã xếp | Phạt 50.000đ / lần. Vi phạm sau lần thứ 3 trở đi sẽ ký biên bản. |
04 |
Không bấm thẻ | Nếu có chữ ký xác nhận của quản lý trên thẻ: trừ 50.000đ/chữ ký. Nếu không có chữ ký xác nhận của quản lý trên thẻ: tính là ngày nghỉ không phép. |
05 |
Bấm thẻ dùm | Phạt 200.000đ / lần + ký biên bản cho các bên có liên quan. |
06 |
Nghỉ không phép | Nghỉ 1 ngày không phép/tháng: phạt 200.000đ + ký biên bản.Nghỉ không phép ngày thứ 2 trở đi trong tháng: phạt 500.000đ + ký biên bản. |
07 |
Đánh nhau trong cty | Phạt 500.000đ / lần + ký biên bản cho các bên có liên quan. |
08 |
Biên bản vi phạm nội quy, kỷ luật | Trong 1 tháng có 1 biên bản: phần thứ 4 trong phiếu đánh giá được đánh giá ở mức thấp nhất.Trong 1 tháng có hơn 1 biên bản: mất bao thư 2 của tháng đó.Trong 1 năm có 3 biên bản: mất 1/3 tiền thưởng tháng 13.Trong 1 năm có hơn 3 biên bản: mất 1/2 tiền thưởng tháng 13 + xem xét thôi việc. |
09 |
Chơi game, nhắn tin, nghe điện thoại hoặc sử dụng điện thoại dưới mọi hình thức mà không nhằm mục đích phục vụ cho công việc công ty trong giờ làm việc (ngoại trừ trường hợp khẩn cấp). | – Vi phạm lần 1: được tối đa là 58% trong phiếu đánh giá của tháng đó. – Vi phạm lần 2: được tối đa là 58% trong phiếu đánh giá của tháng đó + ký biên bản. – Vi phạm lần 3: được tối đa là 58% trong phiếu đánh giá của tháng đó + ký biên bản + mất bao thư 2. – Vi phạm lần 4: ký biên bản + mất bao thư 2 + xem xét thôi việc. |
Ghi chú:
Tất cả các khoản tiền phạt trên sẽ được thu khi phát bao thư 1 (Từ STT 01 -> 07).
Những nhân viên thuộc diện có làm thêm giờ nhưng không được tính tiền làm thêm giờ thì số giờ làm thêm này sẽ được tính bù vào cho thời gian đi trễ (nếu có).
Hình thức xử lý cho hành vi vào trễ giờ làm việc không áp dụng cho các nhân viên quản lý.
Quy định này được áp dụng từ ngày 20/02/2012.
Og.
Ngày 03/03/2012: đã cập nhật nội dung của bảng hình thức xử lý vi phạm nội quy.
Ngày 10/09/2012: đã thêm vào bảng hình thức xử lý vi phạm nội quy STT 09: Chơi game trong giờ làm việc (https://dn2net.uk/?p=27119).
Ngày 13/02/2017: Cập nhật STT 09:
– Thay đổi tên hành vi từ “Chơi game trong giờ làm việc” thành ” Chơi game, nhắn tin, nghe điện thoại hoặc sử dụng điện thoại dưới mọi hình thức mà không nhằm mục đích phục vụ cho công việc công ty trong giờ làm việc (ngoại trừ trường hợp khẩn cấp)”.
– Trong thời gian làm việc, mọi trường hợp sử dụng điện thoại hoặc để điện thoại trước mặt tại chỗ làm việc đều là hành vi vi phạm nội quy (trừ trường hợp nhân viên có trách nhiệm liên hệ khách hàng, nhà cung cấp hoặc liên hệ theo yêu cầu của công việc). Trường hợp khẩn cấp cần sử dụng điện thoại thì phải rời khỏi chỗ làm việc để sử dụng và phải có sự đồng ý của quản lý/đội trưởng.
– Trường hợp khẩn cấp là: việc quan trọng từ gia đình cần phải giải quyết ngay; thân nhân ốm đau, bệnh tật, tai nạn, cấp cứu, thương vong, thiên tai; hỏa hoạn;… hoặc các trường hợp khác được cho là khẩn cấp theo quyết định của quản lý/đội trưởng.