Khi so mầu sắc giữa hàng mẫu và hàng in chúng ta nghĩ đó là một chuyện rất đơn giản, rất tầm thường vì người xem chỉ cần nhìn và so sánh 2 mầu giống nhau là đủ để quyết định đạt hoặc không đạt.
Thực tế khi so sánh mầu có 3 khía cạnh thú thích đáng lưu ý:
1. Cái mầu nền của mặt hàng đang so sánh.
2. Anh sáng đang được dùng để xem.
3. Mắt người đang xem.
Về mắt người đang xem – nếu người xem không thấy được mầu thì hầu như mầu nào cũng tương tự trừ mầu trắng khác mầu đen!
Về mầu nền của mặt hàng – ví dụ mầu hồng với pantone số 123. Mầu 123 này nếu để dưới nền mầu đen thì nhìn sẽ cảm thấy khác mầu khi để dưới nền mầu trắng hoặc nền có các mầu khác. Vậy chúng ta không thể so sánh một mầu một cách khoa học khi mầu nền không y như nhau.
Anh sáng đang được dùng – khía cạnh này có nhiều kỹ thuật nhất và rất dễ có thể lừa con mắt của chúng ta để dẫn đến quyết định sai lầm. Ví dụ về tia mầu là đèn mầu cực tím để xem tiền gỉa. Tia cực tím yếu nó sẽ không phản chiếu mực mầu cực tím đã được in trên tiền và chúng ta sẽ không thể thấy được. Anh sáng ban ngày có đầy đủ tia mầu (tia cực tím yếu hơn đèn cực tím). Anh sáng đèn ny ông bị mất đi một số tia mầu hoặc tia mầu bị giảm đi. Vậy khi so sánh nhãn mẫu và nhãn đang in dưới đèn ny ông chúng ta thấy hai mầu giống nhau nhưng ban ngày nhìn lại thì lại không giống. Lý do là đèn ny ông đã không phản chiếu lại một số tia mầu mà ánh sáng ban ngày đã phản chiếu đầy đủ.
Công ty đã tạo 2 hộp đèn so mầu (một dưới phòng máy và một trên lầu ngoài văn phòng) và dùng đèn đặc biệt được chế tạo với đầy đủ tia sáng giống như tia sáng của ban ngày. Ai cần so mầu khi không có ánh sáng tốt của ban ngày phải dùng hộp đèn này để so sánh.
C. Duc