Để một công ty (hoặc bất cứ một tập thể nào khác) có thể tồn tại và cải tiến thì mỗi thành viên và nhất là nhóm quản lý cần có tư tưởng luôn cải tiến.
Cách nhìn đơn giản hóa là thông thường một công ty nhận xét mỗi nhân viên có thể đạt một trong 3 trình độ:
1. Trình độ cá nhân
2. Trình độ phối hợp và lãnh đạo
3. Trình độ lãnh đạo tổng thể
1.Trình độ cá nhân:
Trình độ cá nhân đòi hỏi nhân viên làm được việc, vui thích công việc mình làm và có trình độ cải tiến được công việc.
Ví dụ: thợ bế sử dụng tốt máy, bế được hàng, vui thích công việc mình làm và có những ý tưởng phát huy để cải tiến công việc của mình nhanh, gọn, sạch sẽ và đẹp hơn.
2. Trình độ phối hợp và lãnh đạo:
Trình độ phối hợp và lãnh đạo đòi hỏi nhân viên không những xuất sắc Trình Độ Cá Nhân mà còn có khả năng lãnh đạo các đồng đội cùng ngành và phối hợp tốt với các bộ phận khác. Để phối hợp tốt với các bộ phận khác cá nhân cần có một sự hiểu biết rộng về việc làm và sự khó khăn của đồng đội cũng như của chính chuyên môn của mình. Để lãnh đạo tốt các đồng đội cùng chuyên môn cá nhân cần có một sự hiểu biết về cách suy nghĩ và việc làm đồng đội và biết cách hướng dẫn đồng đội thực hiện được công việc với trình độ cao như mình có thể làm được. “Thà tui làm còn nhanh hơn” hoặc “Tui kô biết tui chỉ biết việc làm của tui” là hai phản ứng thông thường của những người mới va chạm trách nhiệm lãnh đạo và phối hợp.
Thông thường một nhân viên đạt Trình Độ Cá Nhân cao thì được mời và hướng dẫn tiến lên Trình Độ Phối Hợp và Lãnh Đạo và bước tiến này thường gặp không ít khó khăn để cá nhân có thể thay đổi tầm nhìn. Hai cái khó khăn chính là tầm nhìn Lãnh Đạo và Phối Hợp.
3. Trình độ lãnh đạo tổng thể.
Trình Độ Lãnh Đạo Tổng Thể đòi hỏi nhân viên đã đạt cao Trình Độ Cá Nhân và Trình Độ Phối Hợp và Lãnh Đạo. Cá nhân cần chứng mình đã đạt trình độ chuyên môn cao của ít nhất hai phần trong nhiều phần cần thiết của công ty ví dụ: tiếp thị và tài chính hoặc tài chính và kỹ thuật v.v… Thêm vào đó trình độ này đòi hỏi cá nhân có một tầm nhìn với một thời gian khá dài và cách xử lý vấn đề tổng quát.
Thông thường một nhân viên sẽ rèn luyện Trình Độ Cá Nhân khoãng 5 năm. Trình Độ Phối Hợp và Lãnh Đạo cần tập luyện tối thiểu là 5 năm. Trình Độ Lãnh Đạo Tổng Thể là vị trí mà quyết định của cá nhân có thể ảnh hưởng đời sống và sự sống tồn của tập thể.
Trong DN2 tất cả mọi nhân viên đều có cơ hội nâng trình độ và yếu tố chính là chính mình.
C. Duc
Hệ thống huấn luyện GD chi nhánh ngân hàng của các ngân hàng quốc tế:
Tuyển sinh viên suất sắc từ các trường đại học nổi tiếng.
Đưa vào chương trình huấn luyện tại chỗ trong các chi nhánh của ngân hàng. Nhân viên lãnh trách nhiệm mỗi vị trí làm việc là 6 tháng. Sáu tháng ngồi cửa sổ làm việc với khách hàng, 6 tháng so sách sổ sách, 6 tháng phân tích v.v… Sau một thời gian vài năm và đạt tiêu chuẩn làm việc tại mỗi vị trí thì được cho thực tập làm GD chi nhánh.
Hệ thống huấn luyện được tạo ra để người GD chi nhánh hiểu được công việc của mọi vị trí và sẽ hiểu được các điều khó khăn của các nhân viên trong chi nhánh.
Cty Toyota và Sony của Nhật có hệ thống huấn luyện như sau:
1. Tuyển sinh viên ra trường với điểm cao để huấn luyện làm nv quản lý.
2. Cho nhân viên làm việc mỗi chuyên môn 2 năm từ tiếp thị, qua hành chính, tài chính, kỹ thuật, nghiên cứu, sản suất v.v… Tối thiểu 6 năm sau sẽ được chọn làm trưởng một bộ phận. Phóng viên hỏi GD Toyota hỏi vì sau đặt ra chương trình như thế? GD Toyota trả lời:
“Trong một công ty như Toyota một chiếc xe có 2,000,000 link kiện. Xe có một vấn đề có thể là vì một hoặc nhiều linh kiện hoặc là vì một hoặc nhiều bộ phận sản xuất. Một nhân viên quản lý cần am hiểu vấn đề với tầm nhìn tổng quát trước khi đi vào chi tiết và như vậy họ mới phối hợp tốt và giải quyết được vấn đề”. Nếu một linh kiện hoàn hảo mà không phối hợp được với 1,999,999 linh kiện khác thì xe vẫn không dùng được và nếu 1,999,999 linh kiện tốt với một linh kiện hư hỏng thì xe cũng hư.