QUI TRÌNH KỸ THUẬT- HỆ THỐNG ĐÀO TẠO VÀ LÀM VIỆC PHÒNG. IN LỤA
* Qui trình kỷ thuật có các bước như sau.
1 Tạo khung in: căng khung- chụp bảng- tuýt bảng -tẩy rửa bảng lụa
2 Nhận biết sản phẩm in. Đúng, sai. Nguyên nhân.
3 Kỷ thuật in: vô kim-làm, chỉnh kim-chỉnh cạo, gợt in.
4 Các nguyên tắc cơ bản trong in lụa.
1 Bước tạo khung in.
– Vệ sinh khung:cần thiết. mặt căng lụa thật sạch, phẳng, quét keo căng đều không bọt khí, không đóng cục. Quét keo 3-4 lần thời gian 15 phút quét 1 lần.
– Căng khung: đặt khung lên ben, chỉnh khoảng cách ben đều nhau. Cân mặt phẳng đều. lực căng 14pm.dùng đồng hồ đo 4 góc lực căng đều với nhau. Quét keo 2 lần.
Chú ý:lực căng các khung phải đều với nhau. Sản xuất mới đồng bộ.
– Chụp bảng: kiểm tra bảng sạch, không vết dơ, lũng lụa, bung lụa. bôi keo chụp bảng , còn gọi( lên keo) 2 mặt lụa mỗi bên 2 lần . sấy thời gian 10-15 phút.
–Cách chụp bảng lau sạch mặt kính bàn chụp phim. Định vị phim,dán phim xuống kính bàn chụp, đặt khung lụa lên trên phim,định vị đều 4 góc khung với phim chụp, phủ vải lên, kế tiếp dùng tấm kính ép lên trên, dùng vật nặng ( cục sắt tròn) đè lên trên ( mục đích để lụa ép thật sát với phim, kín ánh sáng, tạo ra bảng chụp rõ nét, hình ảnh.) thời gian chụp 10-15 phút. Sau đó dùng vải ướt thoa đều 2 bên mặt lụa. dùng súng hơi và vòi nước xịt thật đều 2 bên và hình chụp. sấy khô bảng chụp.
– Tuýt bảng: dùng keo tuýt các vị trí chưa có lớp keo chụp phủ kín, tuýt các hạt lấm chấm do các nguyên nhân khác tạo ra như: lên keo không ép sát lụa tạo ra (có bọt khí) bàn chụp xử lý chưa sạch còn bụi.-phim có vết dơ.
– Tẩy bảng: sau khi bảng đã in xong. Chúng ta tẩy sạch, sử dụng chụp các mặt hàng kế tiếp.( phần này khi thực tập hướng dẫn trực tiếp).
Đến đây chúng ta đã hoàn thành bước tạo ra khung in.
2 Nhận biết sản phẩm in: ĐÚNG-SAI-NGUYÊN NHÂN: chúng ta muốn trở thành một người thợ in. cần nhất phải nhận biết được vấn đề này. Có các vấn đề để nhận biết như sau:- vô kim in ( đưa giấy vào kim )* kim: là cách định vị trên mặt bàn in.tạo ra vị trí cố định, đồng nhất cho các màu tiếp theo, sản phẩm in nhiều màu ( in chồng màu ). Vì vậy làm kim thật chắc chắn, và tuyệt đối không được thay đổi, vị trí, hay cách làm kim. ( sẽ hướng dẫn cách làm kim phần sau.) sản phẩm in không đạt, do vô kim không chuẩn, sai kim, dẩn đến in chồng các màu sau không đạt. ( hở, lóe, nhòa không sắc nét )
– Màu sắc không đồng đều. chỉnh sửa cạo gợt in không đều, cạo không bén cạnh. Áp lực cạo thay đổi. in không so sánh mẫu.
-Trường hợp khi in. giấy in không tách với bảng lụa ( dính bảng ) tạo ra s/p không đạt . nguyên nhân. Mực đặt lại, khoảng hở bảng in và bàn in thấp, cạo in không đủ áp lực, không bén cạch cạo.
– Khi in chồng các màu không vào với nhau.nguyên nhân. chưa nhận biết s/p sai phần nào, vị trí nào, chúng ta chỉnh sửa bàn in ( chỉnh kim ) dẫn đến lệch kim, sai kim. Vô kim lệch kim. Chỉnh sửa nhiều lần .
-Trường hợp bảng lụa rách phần nhỏ,bung lụa, cách căng lụa không đều nhau. Cũng dẫn đến s/p in không đạt. Một số trường hợp nêu trên cho chúng ta nhận biết, phân tích s/p in ra đúng sai, va nguyên nhân nào. Tạo ra bước cơ bản để bạn bước vào học kỷ thuật in lụa.
3 Kỷ thuật in:
–Vô kim ( đưa giấy vào kim in ) đây là vấn đề rất quan trọng trong kỷ thuật in lụa. như đã nói trên. Phải chính xác, cách thao tác tuân thủ theo cách hướng dẩn, tập trung khi vào kim in. dựa trên các poonl định vị của bảng in kiểm soát nhận biết cách vô kim.đạt, không. Tiêu chuẩn cần thiết nhất trong in lụa
–làm kim: dùng vật liệu. xi bạc nhựa, chồng lên nhau tạo 2 lớp. kích thướt cây kim (tắc kê) 5mm* 40mm. chú ý:chúng ta thường có suy nghỉ, kim lớn vô kim tốt hơn, ngược lại kim lớn không an toàn, (đã áp dụng không hiệu quả, hư hỏng rất cao). Vấn đề này khi thực tập giải thích cụ thể hơn.
– chỉnh kim. Là chỉnh bàn in. chỉnh qua trái,phải .ra, vào bên trái,bên phải. trường hợp để chỉnh kim. Khi in poonl không chồng lên nhau. Hình in không vào đều. khi canh làm kim.
Chú ý: khi đang in có vấn đề cần chỉnh kim. Phải báo nhân viên phụ trách kỷ thuật để sử lý .tránh tình trạng chỉnh kim không hợp lý,dẩn đến sai, lệch kim in các màu kế tiếp.
– chỉnh cạo gợt mực: cơ bản in s/p chữ có nét mảnh, in hình tram. Phải dùng cạo,gợt cao su ( không dùng lưỡi nhôm).lưỡi cạo phẳng mặt, cạch sắc. độ nghiêng cạo,gợt cho phép tối đa 350. áp lực cạo,gợt tùy theo khoảng cách hở giữa bảng in và bàn in mà điều chỉnh. Cạo, gợt phải tương ứng với bảng in, và hình in.
4.Các nguyên tắc cơ bản trong in lụa.
A.tạo bảng in phải đồng bộ với nhau. Kích thước thông số lụa- quét keo(lên keo)- thời gian sấy, chụp- độ căng, áp lực căng Tất cả phải tuyệt đối đồng nhất.
B. cách in chồng màu. Màu ghép(CMYK) thứ tự màu in. vàng-đỏ-xanh- đen.
Màu pha. Thứ tự. trắng-vàng-đỏ-xang-đen. In từ màu sáng đến màu sậm,tối.
C. trước khi sản xuất số lượng nhiều.phải có nhân viên phụ trách duyệt mẫu tất cả các màu, theo mẫu hàng in đó. n/v phụ trách duyệt. ca trưởng-nhân viên viên tiếp thị của đơn hàng đó. Tuyệt đối n/v in, không chủ quan khi chưa duyệt mẫu, mà tự ý đưa vào sản xuất số nhiều. n/v đó phải chịu trách nhiệm trước lảnh đạo.
D. khi sản xuất phải có mẫu. in tờ đầu tiên kiểm tra với mẫu có khác biệt, hay thay đổi gì không. Như vị trí hình, màu sắc, nội dung. Đặc biệt in máy bay. Các lỗi thường xảy ra. Ví dụ:vị trí hình in màu vàng. In (sai) thành màu đỏ. Hình in mẫu, khoảng cách 1,5cm. canh chỉnh in 1,2cm…v…v. . trường hợp xảy ra như ví dụ trên. Thường do chúng ta chủ quan. Không cẩn thận, tập trung. nhất là in không kiểm tra với mẫu. những lỗi như vậy không chấp nhận.
Hệ thống đào tạo phòng in lụa. (Các bước cơ bản)
1 Tạo bảng in. ( các bước đã nêu trên) thời gian đào tạo:6 ngày
2. nhận biết sản phẩm:đúng-sai. Phân tích nguyên nhân. Thời gian đào tạo: 6 ngày.
3. vô kim in (đưa giấy vào in). thực tập trên bàn kính.1 ngày. Phần này rất quan trọng sẽ đào tạo kỷ hơn. Thời gian đào tạo: 10 ngày. (Thực tập trên bàn kính,và tập sự cả trên máy). Thao tác thật chuẩn phần này.
4.chỉnh kim-làm kim. Thời gian đào tạo: 3 ngày. (Cách làm kim. Chỉnh kim.)
5. học vận hành-chỉnh sửa-bảo trì thiết bị. thời gian: 3 ngày.
6. học cơ bản các thiết bị khác. Như máy sấy UV-sấy GAS-máy lớn. thời gian : 6 ngày
7. học in chai- sử lý-chỉnh kim-ráp thiết bị. thời gian: 6 ngày.
8. học pha màu-nhận biết màu-điều chỉnh màu. Thời gian: 10 ngày.
*Chương trình đào tạo các bước trên. 50 ngày cho tất cả n/v p.in lụa. sau khi đã được đào tạo các nhân viên sẽ được nhận công việc phù hợp theo khả năng của cá nhân n/v đó.
Hệ thống làm việc phòng in lụa.các bộ phận, vai trò, công việc cụ thể:
kiểm tra chất lượng-chuẩn bị kỷ thuật-kiểm tra,xử lý kỷ thuật-sản xuất.- kế hoạch sản xuất.sắp xếp nhân sự.
1.Bộ phận. kiểm tra chất lượng:
Trình bày công việc: kiểm tra, xử lý nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất: kích thước- loại vật tư-số lượng-bụi-keo-dơ-cong. theo thông số của đơn hàng. Kiểm tra trực tiếp các màu trong lúc sản xuất, kịp thời khắc phục sai sót.( nếu có ).
2. Bộ phận chuẩn bị kỷ thuật.
Trình bày công việc: chuẩn bị khung in-chụp bảng -pha màu-tẩy rửa bảng. công việc chuẩn bị xong trước 24h. khi đơn hàng đưa vào sản xuất. luôn có khung dự bị để kịp thời đáp ứng trường hợp bảng in hư ,và các đơn hàng mới.
3. bộ phận kiểm tra-Xử lý kỷ thuật.
Trình bày công việc: kiểm tra dây chuyền sản xuất-xử lý các vấn đề kỷ thuật như chỉnh kim,mài chỉnh cạo, gợt, áp lực- kiểm tra phần chuẩn bị bảng in , mực, nguyên liệu. đảm bảo cung cấp sản xuất .không gián đoạn kế hoạch sản xuất.. chú ý: chúng ta làm việc hệ thống dây chuyền, các công đoạn gắng liền với nhau, như mắt xích. Nên khi, một trong bộ phân nào làm không tốt, (nhất là bộ phận chuẩn bị) sẽ ảnh hướng cả hệ thống, và kế hoạch sản xuất.
4. Bộ phận sản xuất.
Trình bày công việc: tiếp nhận mẫu hàng in- nguyên vật liệu-thông số kỷ thuật về đơn hàng-biết rõ, nắm bắt cụ thể.vấn đề phải chú ý nhất. có người duyệt mẫu cho từng màu trước khi đưa vào tiến hành sản xuất số nhiều. trong lúc sản xuất có sự cố, báo bộ phận kỷ thuật hướng dẫn xử lý, chỉnh sửa. thường xuyên so sánh, kiểm tra mẫu đã ký. 30-40 lược cạo so sánh 1 lần. đây là điều kiện rất quan trọng, không chủ quan, xem thường. sẽ tạo ra sản phẩm không đồng đều màu sắc ( trường hợp này chúng ta gặp thường xuyên). Cần khắc phục ngay.
5 Kế hoạch sản xuất sắp xếp nhân sự:
Trình bày công việc: lên kế hoạch sản xuất- kiểm tra tổng thể các bộ phận-sắp xếp vị trí nhân sự, phù hợp theo khả năng trình độ. Đáp ứng ứng kế hoạch đề ra.
*Mục tiêu- xây dựng-phát triển.
Mỗi cá nhân chúng ta thường xuyên cải tiến, học tập nâng cao trình độ làm việc. xây dựng cho cá nhân chúng ta một trình độ, một phương pháp, hệ thống làm việc. tự tin, vững vàng, trong mỗi người chúng ta là một nền tảng phát triển
Cẩn thận làm-vui vẻ làm-làm tốt nhất.
Người soạn. phụng
xin được sự góp ý của lãnh đạo, và các bộ phận, đồng đội. cho bài viết tốt hơn. xin cảm ơn.
Dây là một bước tiến cụ thể của bộ phận in lụa – đối tác học hỏi và có hữu ích nhiều nhất là các bạn trong phòng in lụa – chúng ta nên ra chương trình để hướng các bạn vào và dùng mạng dn2net.
đã có phổ biến và hướng dẫn, xin sếp cho mật khẩu để n/v phong lụa dùng mạng dn2net.